Cách Chọn Mua Vòng Bi, Bạc Đạn Tốt Và Phù Hợp Cho Động Cơ
Ký Thuật Chọn Mua Vòng Bi, Bạc Đạn, Gối Đỡ Phù Hợp Và Tốt Nhất
Vòng bi công nghiệp có rất nhiều ứng dụng khác nhau. Điều kiện và môi trường hoạt động cũng hoàn toàn khác biệt. Trong khi đó, điều kiện hoạt động và yêu cầu đối với vòng bi vẫn ngày một đa dạng hơn cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Do đó, để lựa chọn một được vòng bi tốt và phù hợp với thiết kế thiết bị máy móc của bạn trong vô số hàng nghìn loại và kích cỡ, ta nên tìm hiểu về vòng bi công nghiệp thật kỹ lưỡng từ nhiều góc độ khác nhau.
CÁC YẾU TỐ CẦN XEM XÉT KHI LỰA CHỌN VÒNG BI CÔNG NGHIỆP
- Không gian có sẵn.
- Tải (độ lớn và hướng).
- Độ chính xác và độ cứng.
- Tốc độ.
- Nhiệt độ hoạt động.
- Độ rung.
- Mức độ ô nhiễm.
- Loại dầu bôi trơn và phương pháp.
- Hình thức thích hợp và thiết kế các thành phần khác trong việc bố trí.
- Sự phù hợp và ảnh hưởng bề mặt trong hoặc tải trước.
- Thiết bị khóa.
- Con dấu đầy đủ.
- Loại và số lượng của chất bôi trơn.
- Phương pháp lắp đặt và tháo dỡ.
QUY TRÌNH LỰA CHỌN VÒNG BI CÔNG NGHIỆP
Mặc dù các nhà thiết kế máy móc thiết bị khác nhau trong cách tiếp cận cụ thể của mình để lựa chọn vòng bi công nghiệp phù hợp. Nhưng họ đều tuân theo các quy trình lựa chọn vòng bi sau đây để áp dụng như là một điểm khởi đầu cho hầu hết các quá trình thiết kế ứng dụng.
1. Đánh Giá Để Xác Định Loại Vòng Bi Phù Hợp.
Đánh giá điều kiện hoạt động và yêu cầu hoạt động, điều kiện môi trường, kích thước của ổ trục và ổ lắp. Để đánh giá những điều kiện này bạn cần phải kiểm tra những yếu tố sau: không gian cho phép, cường độ và hướng của tải trọng, rung động và độ và đập, vận tốc vận hành và vận tốc tối đa, độ lệch tâm vòng trong và vòng ngoài, cố định hướng và bố trí lắp đặt, phương pháp tháo lắp trục, độ ồn và mô men ma sát, độ cứng yêu cầu, điều kiện thực tế và chi phí. Từ đó xác định loại vòng bi công nghiệp và kết cấu lắp đặt phù hợp với yêu cầu thiết kế thiết bị máy móc của bạn.
2. Lựa Chọn Đúng Loại Vòng Bi Cho Ứng Dụng Của Bạn
Vòng bi được chia thành nhiều loại, mỗi sản phẩm khác nhau đều có đặc tính riêng của nó và mỗi dòng sản phẩm có liên quan đến một môi trường làm việc cũng như công suất khác nhau. Do đó để đạt hiệu quả cao thì bạn phải biết cách lựa chọn đúng loại vòng bi cho ứng dụng của bạn.
Một số lĩnh vực phù hợp với vòng bi:
- Vòng bi cầu : phù hợp cho các máy nhỏ chạy ở tốc độ cao trong khi vòng bi lăn rất thích hợp cho các máy tải cao. Vòng bi cầu rãnh sâu thường được sử dụng cho các ứng dụng chịu lực dọc trục và hướng kín.
- Vòng bi côn : được dùng khi cần tải trọng nặng cả hướng kính và dọc trục.
- Vòng bi chặn : được dùng cho ứng dụng chuyển động chậm, chỉ chịu lực hướng kính.
- Vòng bi cầu tự lựa : được sử dụng tại những vị trí chịu lực hướng kính mà cho phép tự lựa tới ±4°. Nếu với những ứng dụng có độ lệch vượt quá 10% thì không nên sử dụng loại vòng bi này.
- Vòng bi tang trống : rất phù hợp với ứng dụng có tải trọng hướng kính lớn và lực dọc trục vừa phải. Khả năng tự lựa trở nên rất hữu dụng cho nhiều ứng dụng như quạt HAVC.
- Vòng bi kim : có chiều dài con lăn lớn hơn ít nhất 4 lần đường kính trong. Thường được dùng khi thiếu không gian lắp và có thể có hoặc không có vòng trong. Tuy nhiên vòng bi kim không thể chịu lực dọc trục.
- Vòng bi tiếp xúc góc : được thiết kế để hỗ trợ lực tổng hợp dọc trục và hướng kính hoặc lực dọc trục lớp phụ thuộc và góc tiếp xúc. Vòng bi có góc tiếp xúc càng lớn thì khả năng chịu lực dọc trục cũng càng lớn.
3. Xác Định Cỡ Vòng Bi.
Dựa trên tuổi thọ yêu cầu của thiết bị máy móc, tải trọng tĩnh và động tương đương vận tốc, hệ số tải trọng tĩnh cho phép và tải trọng hướng trục cho phép (đối với ổ đũa hình trụ) để xác định cỡ vòng bi cần dùng.
4. Đánh Giá Độ Chính Xác Và Kiểm Tra Chế Độ Lắp Ghép Vòng Bi.
Đánh giá độ chính xác khi thiết bị máy móc vận hành để lựa chọn cấp chính xác của vòng bi.
Kiểm tra chế độ lắp ghép để xác định độ lắp chặt của vòng bi: điều kiện vận hành, độ lớn và tính chất của tải, dải nhiệt độ, vật liệu – kích cỡ – độ chính xác của trục và thân.
5. Kiểm Tra Độ Hở Trong.
Kiểm tra độ chặt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa vòng trong và vòng ngoài, vận tốc, độ lệch tâm của vòng trong và vòng ngoài, dự ứng lực để xác định độ hở trong.
6. Nghiên Cứu Vòng Cách.
Nghiên cứu vận tốc, tiếng ồn, nhiệt độ vận hành, rung động và va đập, tăng tốc và giảm tốc nhanh, tải mô men và độ lệch tâm để lựa chọn nguyên vật liệu và loại vòng cách phù hợp.
Kiểm tra đặc điểm kỹ thuật đặc biệt của thiết bị: kiểm tra nhiệt độ hoạt động, môi trường hoạt động của thiết bị (nước biển, chân không, khí, chất hoá học…). từ đó đưa ra lựa chọn nguyên vật liệu đặc biệt, xử lý nhiệt để ổn định kích thước.
7. Kiểm Tra Phương Pháp Bôi Trơn Vòng Bi.
Kiểm tra dải nhiệt độ hoạt động, vận tốc, phương pháp bôi trơn, loại đệm kim, chế độ bảo dưỡng và khoảng thời gian kiểm tra để lựa chọn phương pháp bôi trơn, chất bôi trơn và loại nhớt phù hợp.
8. Kiểm Tra Việc Tháo Lắp Vòng Bi.
Kiểm tra quy trình tháo lắp, dụng cụ cần thiết, các kích thước ảnh hưởng đến việc lắp đặt để xác định kích thước ảnh hưởng đến lắp ráp và quy trình tháo lắp vòng bi.
Kết quả của quy trình trên là bạn sẽ đưa ra được thông số kỹ thuật cuối cùng đối với vòng bi và các bộ phận xung quanh chính xác hoàn hảo. Dựa trên thông số kỹ thuật này bạn có thể lựa chọn được loại vòng bi công nghiệp phù hợp nhất và tốt nhất đối với thiết bị máy móc của bạn.
Dù vậy, bạn nên cẩn thận trong suốt quá trình này để xem xét cả về chi phí phải bỏ ra và hiệu suất hoạt động của thiết bị máy móc. Chìa khóa trong việc thiết kế thiết bị máy móc có tổng chi phí thấp nhất liên quan mật thiết đến việc mua được loại vòng bi tốt và phù hợp với yêu cầu. Chi phí sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu nếu không lựa chọn đúng loại vòng bi công nghiệp cần thiết.
Hiện nay, thị trường vòng bi nhập khẩu thì thật sự dày đặc và phổ biến ở nước ta: vòng bi INA & FAG (CHLB Đức), vòng bi SKF ( Thụy Điển), vòng Timen (Mỹ), Koyo, NTN, NSK, Asihi, Nachi, Tsubaki, ArB ( Nhật Bản) hay ZWR ( Trung Quốc)
" Bài Viết "
Dựa Theo Tư Liệu Tự Vấn Tại Thegioibacdan.com