7 Cách để lựa chọn mỡ bôi trơn công nghiệp phù hợp nhất hiện nay

Mỡ bôi trơn công nghiệp (mỡ bò công nghiệp) là một loại chất bôi trơn được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Với những tính năng ưu việt mà các chất bôi trơn dạng lỏng (dầu bôi trơn) không thể đáp ứng được. Lựa chọn mỡ bôi trơn không chỉ là một việc đơn giản bởi vì việc lựa chọn đúng và phù hợp loại mỡ bôi trơn nó sẽ giúp thiết bị được bảo vệ một cách tốt nhất, nhờ các tác dụng như bít kín để tránh sự xâm nhập của các loại bụi bẩn, nước, tránh sự thất thoát của mỡ, tạo lớp màng bảo vệ khỏi các hiện tượng oxy hóa, rỉ sét, ăn mòn , mài mòn v.v.. duy trì hoạt động của thiết bị, nếu lựa chọn sai mỡ bôi trơn sẽ vừa tốn tiền mà lại ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ và tuổi thọ của thiết bị được bôi trơn. 

Mỡ bôi trơn công nghiệp (mỡ bò công nghiệp) là chất bôi trơn ở dạng bán rắn. Được pha chế theo một quy trình nghiêm ngặt với thành phần chính bao gồm dầu gốc và chất làm đặc kết hợp với các phụ gia chống gỉ, ăn mòn, chịu nhiệt, chịu nước,… Mỡ được ứng dụng để bôi trơn cho các cơ cấu không yêu cầu bôi trơn thường xuyên hoặc tại các vị trí hở yêu cầu sự thất thoát của chất bôi trơn thấp. Mỡ cũng có tác dụng bịt kín để tránh sự xâm nhập của nước và các vật liệu không nén được. Mỡ bôi trơn là sản phẩm quan trọng giúp cho hệ thống các vòng bi, con lăn chuyển động tốt nhất, giúp tuổi thọ của máy móc dài hơn, hoạt động ổn định và bền bỉ hơn. Chính vì vậy, cần lựa chọn loại mỡ bôi trơn phù hợp với từng loại máy móc.

Các loại mỡ bôi trơn đa phần đều có nhiều nét tương tự nhau, đồng thời tính chất cũng giống nhau. Vậy làm sao để chọn được loại mỡ tốt và phù hợp với vòng bi, máy móc. Ngay sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu các cách lựa chọn mỡ bôi trơn phổ biến đc áp dụng hiện nay nhé

★ Đầu tiên: Lựa chọn mỡ bôi trơn được làm từ dầu gốc và độ nhớt. 

Nên chọn loại mỡ có dầu gốc phù hợp làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao hay thấp, tải trọng và áp lực theo nhu cầu sử dụng.

★ Cách thứ 2: Lựa chọn mỡ bôi trơn theo chất làm đặc.

Trong mỡ bôi trơn chất làm đặc chiếm từ 5- 25 % thành phần mỡ bôi trơn. Chất làm đặc có vai trò tạo ra cấu trúc của mỡ và liên kết dầu gốc với mỡ.

●› Lithium : nhiệt độ làm việc -25°C đến +120°C: Đây là loại mỡ đa chức năng  thích hợp cho nhiều ứng dụng.

●› Lithium Complex : nhiệt độ làm việc -20÷160°C, Là loại mỡ đa dụng chịu cực áp cho các thiết bị hoạt động ở điều kiện nhiệt độ và vận tốc cao, hoặc các ổ bi bánh xe, ổ bi cầu, ổ bi lăn, ổ trượt nhờ khả năng chịu nước tốt.

●› MoS2 : nhiệt độ làm việc -25°C ~ 130°C, là loại mỡ bôi trơn chịu cực áp cho các thiết bị chịu tải nặng kèm theo sốc và rung nhiệt độ cao và vận tốc cao.

●› Canxi : nhiệt độ làm việc -30°C ~ 60°C, Mỡ Canxi chịu nước rất tốt dùng để bôi trơn các khớp nối, ổ trượt quay chậm.

●› Polyurrea: Nhiệt độ làm việc -20°C đến +180°C các loại mỡ Polyurrea dùng cho các thiết bị hoạt động trong điều kiện nhiệt độ và vận tốc cao, hoặc sử dụng trong các ổ bi động cơ điện. Các thiết bị hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao, chịu tải từ trung bình đến tải nặng.

Các sản phẩm Mỡ bò công nghiệp SKF

★ Cách thứ 3: Lựa chọn mỡ bôi trơn theo điều kiện làm việc.

Dùng bôi trơn cho bánh răng, ổ bi hay các cặp ma sát khác, với tốc độ như thế nào, Như với ô tô chỉ cần nói đến việc bôi trơn các bộ phận có ổ bi như moay ơ bánh xe là ta nghĩ ngay đến mỡ chịu nhiệt còn với các bộ phận khác thì không cần mỡ phải chịu nhiệt mà ưu tiên đến tính chịu nước. Còn nhíp xe là bộ phận chịu tải và tiếp xúc với môi trường thì chịu tải và chịu nước là điều cần lưu ý.

★ Cách thứ 4: Lựa chọn mỡ bôi trơn theo môi trường làm việc.

Môi trường làm việc của mỡ có ý nghĩa rất quan trọng. Một loại mỡ có thể rất tốt trong môi trường này nhưng lại không thích hợp trong môi trường khác. Khi làm việc ở môi trường có nước thì cần dùng mỡ chịu nước, Các mỡ chịu nước tốt là mỡ Can xi, mỡ Liti. Mỡ xà phòng Natri là loại mỡ không chịu được nước. Ta có thể nhận ra chúng tan dễ dàng khi thoa chúng trên đầu ngón tay với 1 chút nước. Có những môi trường mà mỡ phải chịu đựng rất khắc nghiệt như môi trường xăng dầu, cũng có những môi trường cực kỳ khắc nghiệt như a xit HNO3 .

★ Cách thứ 5: Lựa chọn mỡ bôi trơn theo nhiệt độ làm việc.

Nhiệt độ làm việc của mỡ là một chỉ tiêu quan trọng, người ta đánh giá khả năng chịu nhiệt của mỡ thông qua điểm nhỏ giọt của mỡ. Điểm nhỏ giọt của mỡ là nhiệt độ mà ở đó có giọt dầu đầu tiện tách ra khỏi mỡ, thoát ra ở dưới đáy một chiếc cốc nhỏ xíu đựng mỡ của dụng cụ thí nghiệm. Hiểu một cách đơn giản là nhiệt độ tại đó mà bắt đầu có sự tách dầu khỏi mỡ. Thông thường chấp nhận nhiệt độ làm việc được của mỡ là khoảng dưới nhiệt độ nhỏ giọt cỡ 6°C, Nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ phụ thuộc vào bản chất của chất làm đặc dầu nhờn để tạo thành mỡ. Các chất làm đặc như phẩm mầu hữu cơ (một phức chất hữu cơ có đồng) hoặc là chất vô cơ kiểu như đất sét có khả năng chịu nhiệt rất cao.

Trong các chất làm đặc là xà phòng thì xà phòng Liti có tính chịu nhiệt cao trên 170-180°C, xà phòng Na trên 130°C còn xà phòng Canxi chỉ chịu cỡ 80-90°C mà thôi. Ngày nay người ta nghiên cưu ra các mỡ phức kiểu mỡ phức Canxi tạo ra những loại mỡ vừa chịu được nước lại chịu nhiệt độ cao đến cỡ 200°C Nói đến nhiệt độ của mỡ phải trải qua khi bôi trơn có thể là do nhiệt ma sát nhưng cũng có thể là nhiệt độ của môi trường ví dụ nhiệt độ của các lò nung xi măng

★ Cách thứ 6: Lựa chọn mỡ bôi trơn theo áp lực tải trọng trên bề mặt ma sát.

Tải trọng lên bề mặt ma sát cũng là một yếu tố cần phải lưu ý khi dùng mỡ môi trơn. Nhiều bánh răng do kiểu bánh răng (loại trục vít, hoặc Hipoit,…) do điều kiện chịu tải cụ thể mà bề mặt bánh răng chịu áp lực rất lớn dẫn đến bánh răng bị cháy, bị chảy ra, kẹt dính lại đòi hỏi phải dùng những dầu mỡ đặc biệt có những phụ gia chịu cực áp ký hiệu là dầu mỡ chịu cực áp – tiếng Anh là Extra Pressure (viết  tắt EP), chúng ta được biết tên 1 trong các phụ gia được dùng đó là Cloref-40.

Để tăng tính chịu áp cho mỡ người ta còn sử dụng chất độn cho mỡ như sử dụng bột Graphit, bột Môlipden disunphua chúng ta có các mỡ gọi tên là mỡ graphit hay phán chì, mỡ Molipden. Trong quá trình bôi trơn, các hạt phấn chì, Molipđen đisunphua – MoS2 đóng vai trò những viên bi cực nhỏ lăn giữa hai bề mặt tiệp xúc tăng cường khả năng chịu tải.

★ Cách thứ 7: Lựa chọn mỡ bôi trơn theo độ cứng mềm của mỡ.

Khi sử dụng mỡ, người ta cần lưu ý đến tính chịu nhiệt chịu áp, chịu môi trường tiếp xúc người ta còn cần quan tâm cả đến độ cứng mềm của mỡ vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của máy móc. Nếu mỡ bôi trơn quá mềm sẽ không bảo vệ tốt động cơ, còn ngược lại mỡ quá cứng sẽ khiến máy móc hoạt động khó khăn và vất vả hơn.

Độ cứng và mềm được xác định bởi tiêu chuẩn NLGI - độ xuyên kim như sau:

●› 000 tương đương 445 – 475 : Ứng dụng cho hệ thống bánh răng kín.

●› 00 tương đương 400 – 430 : Ứng dụng cho hệ thống bánh răng kín.

●› 0 tương đương 355 – 385 : Ứng dụng cho hệ thống bôi trơn tập trung, nhiệt độ thấp.

●› 1 tương đương 310 – 340 : Ứng dụng cho hệ thống bôi trơn tập trung, nhiệt độ thấp.

●› 2 tương đương 265 – 295 : Ứng dụng cho hệ thống ổ bi, ổ đũa.

●› 3 tương đương với 220 – 250 : Ứng dụng cho hệ thống ổ trục tốc độ cao, niêm kín tốt.

●› 4 tương đương với 175 – 205 : Ứng dụng cho hệ thống ổ trục tốc độ cao, tải nhẹ

●› 5 tương đương với 130 – 160 : Ứng dụng cho hệ thống bánh răng hở.

●› 6 tương đương 85 – 115 : Ứng dụng cho hệ thống bánh răng hở.

Hi vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn có thêm nhiều thông tin để lựa chọn mỡ bò công nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng của máy móc thiết bị.

Quảng cáo